Trong các nước xã hội chủ nghĩa Đấu_tranh_giai_cấp

Một loạt các nhà tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa vô chính phủ cho rằng xung đột giai cấp tồn tại ngay cả trong các nước xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô. Những lập luận này mô tả một giai cấp xã hội mới hình thành do kết quả của hệ thống quan liêu của các đảng chính trị cầm quyền (tiếng Nga: Nomenklatura). Giai cấp này đôi khi được gọi là một "giai cấp mới"[6] - kiểm soát các tư liệu sản xuất. Giai cấp thống trị mới này được xem là đối lập với phần còn lại của xã hội- giai cấp vô sản. Hệ thống xã hội loại này được những người chỉ trích nó gọi tên là chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa xã hội nhà nước, sự quan liêu tập thể. (Cliff; Dilas 1957)

Tại Trung QuốcViệt Nam, giai cấp tư bản mới này - có gốc gác từ các quan chức và bà con của họ - được những người chỉ trích nó gọi là "tư bản đỏ", do các doanh nhân này cũng là Đảng viên đảng cầm quyền, vốn sử dụng màu đỏ làm màu chủ đạo.[7][8] Tại các nước này, doanh nghiệp nhỏ không quan tâm việc vào Đảng, nhưng giới chủ tư nhân lớn muốn có quan hệ với Đảng để tìm được các mối lợi về tài nguyên đất đai và khoáng sản.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu_tranh_giai_cấp http://www.blackwellreference.com./subscriber/uid=... http://www.gregpalast.com/burn-baby-burnthe-califo... http://www.truthdig.com/report/item/lets_get_this_... http://www.blairmountainmuseum.org/ http://www.democracynow.org/2010/9/3/study_ceos_wh... http://www.infoshop.org/amp/bgp/BlackBlockPapers2.... http://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/co... http://www.rfa.org/vietnamese/features/100586-2003... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/communist-p... http://theanarchistlibrary.org/library/anti-racist...